Cuộc xung đột sắc tộc nghiêm trọng nhất ở Kyrgyzstan trong nhiều thập kỷ qua diễn biến ngày càng tồi tệ, khiến 75.000 người Uzbekistan thiểu số phải rời bỏ đất nước. Nhiều tin cho rằng các cuộc tấn công dường như nhằm làm suy yếu chính phủ lâm thời
Tình trạng khẩn cấp được ban bổ ở nhiều khu vực quanh Osh, Jalalabad
Hơn 100 người đã thiệt mạng và hơn 1.200 người khác đã bị thương trong những ngày bạo lực qua – con số thống kê chính phủ nước này công bố hôm qua cho biết. Con số thực sự có thể còn cao hơn nhiều. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho biết các nhân viên của tổ chức này đã chứng kiến khoảng 100 thi thể bị chôn trong một nghĩa địa, và cho rằng con số chính phủ vừa công bố không bao gồm những thi thể vẫn nằm trên các đường phố.
Lửa cháy khắp Osh, thành phố lớn thứ hai ở Kyrgyzstan, khi đám đông những người Kyrgyzstan đa số tuyên bố chiếm quyền kiểm soát thành phố. Người ta không nhìn thấy cảnh sát hay quân đội ở Osh. Lương thực khan hiếm, cảnh cướp bóc tràn lan. Cơn bạo loạn đã nhanh chóng lan đến Jalal-Abad, một thành phố lớn khác cách Osh 70km, và các làng lân cận khi những phần tử quá khích tiếp tục đốt phá nhà và cửa hàng của những người Uzbekistan, cướp một xe bọc thép và vũ khí tự động của một đơn vị quân sự địa phương và tấn công các đồn cảnh sát trong khu vực để lấy vũ khí.
Theo các nhân chứng, tại sân bay thành phố và khu vực trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị Các dân tộc đang tập trung những đám đông lộn xộn. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng súng nổ. Các cư dân địa phương lập chiến lũy và liên kết với nhau để bảo vệ nhà cửa trước nguy cơ bị tấn công. Phần lớn các cửa hiệu và chợ đóng cửa.
Tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại Osh và 4 khu vực ngoại ô Osh, sau đó đã được áp dụng ở cả vùng Jalal-Abad và khu vực
Suzak phụ cận.
Tổng thống lâm thời Roza Otunbayeva đã đổ lỗi cho những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Kurmanbek Bakiyev kích động bạo lực, âm mưu cách phá hoại một cuộc trưng cầu dân ý nhằm giảm bớt quyền lực của tổng thống dự kiến diễn ra cuối tháng này. Tuy nhiên, từ Belarus, ông Bakiyev đã ra một thông cáo bác bỏ mọi sự dính líu vào tình trạng bạo lực hiện thời và chỉ trích chính quyền lâm thời không bảo vệ người dân.
Các vụ bạo loạn này được coi là tồi tệ nhất kể từ khi ông Bakiyev bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy đổ máu hồi tháng 4. Bộ Khẩn cấp Uzbekistan cho biết khoảng 75.000 người Uzbekistan thiểu số đã phải chạy khỏi Kyrgyzstan, nhiều người đã bị bắn trên đường trốn chạy. Những người này chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Nam giới đi sau để bảo vệ gia đình và tài sản.
Uzbekistan đã tuyên bố mở cửa biên giới cho dân di tản.
Mỹ, Nga và Liên Hợp Quốc đã lên tiếng báo động về quy mô bạo lực cũng như bàn biện pháp trợ giúp những người lánh nạn. Mỹ và Nga đều có các căn cứ quân sự ở bắc Kyrgyzstan, cách xa nơi xảy ra bạo loạn.
Nga đã triển khai bổ sung lực lượng đển bảo vệ căn cứ của nước này. Có tin Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đang theo dõi tình hình một cách sát sao và sẽ thảo luận về vấn đề này vào hôm nay, ngày 14/6, với khối an ninh của các nước cộng hòa từng thuộc liên bang Xô Viết là Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể
cảnh đóto phá ở OSH
Lực lượng an ninh được triển khai đến khu vực miền nam
Sinh viên nước ngoài bị bắt cóc
Bộ Ngoại giao Pakistan hôm qua xác nhận cái chết của một sinh viên Pakistan ở Kyrgyzstan và cho biết nhiều sinh viên khác “vẫn bị mắc kẹt” ở nước này.
Bộ Ngoại giao đưa ra tuyên bố trên sau khi có tin 15 sinh viên Pakistan đã bị những phần tử quá khích người Kyrgyzstan bắt giữ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Shah Mahmood Qureshi khẳng định chưa có thông tin nào xác nhận những sinh viên này bị giữ làm con tin ở Kyrgyzstan như báo chí địa phương đưa tin.
Hiện có khoảng từ 1.200 đến 1.500 người Pakistan, trong đó có hơn 100 sinh viên, đang sống ở Kyrgyzstan.
Hôm qua, báo chí tại đây đưa tin 15 sinh viên đã bị những phần tử quá khích bắt giữ và 1 người đã bị bắn chết. Những kẻ bắt cóc đã gửi thư cho Đại sứ quán Pakistan ở Kyrgyzstan, đe dọa sẽ giết chết những sinh viên này...