1. Nguyên nhân của bệnh
- Nhiễm trùng móng tay thường là do các loại nấm và vi khuẩn gây nên như Staphylococcus, nấm Candida (còn được biết đến như là loại men bia); và nhiễm virus vùng da như mụn cóc. Và bệnh thường rất khó khăn để điều trị.
- Nhiễm nấm do móng giả: Việc búng hoặc gõ móng giả, dài có thể khiến chúng làm tróc móng thật, tạo kẽ hở cho các chất bẩn trú ngụ. Nếu không rữa sạch (có thể bằng dung dịch sát trùng) khi gắn lại, vi khuẩn và nấm có thể phát triển giữa hai móng và lan tới móng thật. Nhiễm nấm xảy ra khi mang móng giả acrylic quá lâu chẳng hạn như trong vòng 3 tháng hoặc hơn, và khi móng bị ẩm.
- Nhiễm nấm do làm đẹp không an toàn: Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi bạn đi làm móng ở tiệm, vì các dụng cụ cắt móng, dung dịch tẩy rửa thường dung chung cho rất nhiều người.
Những chất làm đẹp thiếu vệ sinh trên đặc biệt nguy hiểm nếu vùng da quanh móng bị tổn thương. Tình trạng này có thể do làm móng mạnh tay quá mức như lớp biểu bì bị cắt hoặc bị đẩy ra sau quá nhiều. Nếu lớp biểu bì bị cắt hoặc bong khỏi móng thì các tác nhân nhiễm trùng có thể vào được những vùng bị bộc lộ ra ngoài. Đó là lý do tại sao các bác sĩ da liễu khuyên giữ móng được toàn vẹn.
2. Triệu chứng của bệnh:
Nhiễm trùng có thể làm biến dạng các móng tay, móng chân của bạn, do vậy bạn cần xem xét các triệu chứng thật kĩ để nếu có gặp phải thì kịp thời xử lý
- Đau, đỏ, ngứa và mủ ở trong hoặc xung quanh móng.
- Móng ngả màu vàng-xanh, xanh, và xanh đen là các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn Pseudomonas.
- Móng ngả màu xanh dương-xanh lục là dấu hiệu của nhiễm nấm
- Khi mắc nấm, bề mặt móng tay bị xù xì, chuyển sang màu nâu đen cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Nếu để lâu móng tay sẽ bị bong ra, rất mất thẩm mỹ.
3. Phòng chống và điều trị:
Phòng chống:
* Trong điều kiện ẩm ướt như nấm rất dễ phát triển và lây lan. Do đó nếu bạn để bàn chân không khô ráo khi đi tất, đi giày hoặc thường xuyên cho chân tiếp xúc với nước bẩn sẽ rất dễ bị nấm móng chân. Khi chân bị nấm, nó sẽ nhanh chóng lây lan khắp bàn chân ở cả hai chân thậm chí có thể lan sang một số bộ phận khác. Hãy tập thói quen bảo vệ chân, tay trước những nơi ẩm ướt.
* Rửa chân, tay hàng ngày bằng nước xà phòng, nhất là trước khi đi ngủ, sau đó lau khô và giữ cho chúng khô ráo suốt cả ngày. Nếu bạn có đôi chân thường ra mồ hôi, có thể dùng phấn bột thoa vào chân giúp hết hơi ẩm.
Mẹo điều trị:
- Dấm táo: Ngâm móng chân, móng tay bị bệnh trong bồn nước ấm, thêm một chút dấm táo và 10 giọt dầu hoa oải hương. Dấm táo giúp khôi phục sự cân bằng PH thích hợp cho da, giúp da chống lại nấm, mặt khác tinh dầu hoa oải hương lại có tính chất kháng khuẩn mạnh. Sau đó lau khô bằng khăn mếm và dung máy sây, sấy nhẹ
- Chiết xuất từ hạt bưởi: đây là một chất kháng sinh mạnh mẽ và một chấ tiệt trùng tuyệt vời. Hòa một ít dầu chiết xuất từ hạt bưởi với nước và dung bong thấm đều lên móng
- I-ốt: Được biết đến như một chất kháng khuẩn mạnh có khả năng giết chết vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng với i-ốt do vậy nếu có triệu chứng bất thường cấn dừng ngay lại và sử dụng biện pháp khác.