1. Tên thuốc
Teen muốn mua thuốc phải biết tên thuốc. Nhưng đôi khi cùng một bệnh lại có nhiều thuốc điều trị, hoặc có nhiều nhà sản xuất khác nhau. Vì vây, khi sử dụng thuốc bạn cũng lưu ý đến điều này, vì lựa chọn được thuốc là bước đầu tiên giúp bệnh thuyên giảm.
2. Hoạt chất
Đó là thành phần của thuốc có tác dụng điều trị. Đôi khi chúng ta thường bỏ qua phần này vì thấy chữ viết khó hiểu ( vì đa phần là tên dược chất) và ỷ lại vào đơn thuốc của bác sỹ chủ quan cho rằng bác sỹ đã cân nhắc trước khi cho thuốc. Nhưng teen hãy để ý đến chúng vì nếu dị ứng với một trong những thành phần nào đó của thuốc thì không nên dùng.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Điều này rất quan trọng vì đó là yếu tố quyết định để bạn hay bác sỹ của bạn chỉ định dùng thuốc này. Một thuốc có thể có một hoặc nhiều công dụng. Không hẳn thuốc có nhiều công dụng một lúc sẽ là tốt. Ví dụ như kháng sinh phổ rộng có thể đồng thời diệt nhiều loại vi khuẩn một lúc. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây kháng thuốc. Vì vậy nếu teen chỉ bệnh nhẹ nhàng không nên dùng các loại thuốc nặng ngay từ đầu.
Teen cần đặc biệt quan tâm tới chống chỉ định. Đặc biệt là khi bạn mắc các bệnh về dạ dày, gan, thận…Nếu teen rơi vào mục chống chỉ định thì tuyệt đối không nên dùng.
4. Liều lượng
Trước khi sử dụng hãy quan tâm đến liều lượng của thuốc ngày uống mấy lần? mỗi lần uống mấy viên? Uống khi nào? Uống trước hay sau ăn? Đôi khi trên thuốc không ghi rõ những điều này bạn hãy hỏi kỹ dược sỹ hoặc bác sỹ kê đơn trước khi sử dụng vì ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc. Như cephalecine tốt nhất là nên uống trước ăn một tiếng hoặc sau ăn hai tiếng vì khi đó thuốc được hấp thu tốt nhất. Vitamin C không uống buổi tối vì nó có thể gây mất ngủ.
Có một số loại thuốc liều lượng có thể thay đổi mối ngày. Có loại uống theo tuần, theo tháng, theo năm như kháng sinh chỉ uống liều từ 5 đến 7 ngày. Nếu hết thuốc không tự ý đi mua thêm mà phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, hoặc không bỏ thuốc khi chưa đủ liều vì sử dụng kháng sinh không đúng liều sẽ gây kháng thuốc. Có một số loại thuốc
5. Đồ uống có thể ảnh hưởng tới thuốc
Thuốc tốt nhất nên được uống với nước sôi để nguội. Nước nguyên chất giúp thuốc được hấp thụ nhanh hơn và tốt hơn. Ngoài ra nước còn giúp bài xuất nhanh một số thuốc có độc tính cao qua mồ hôi, nước tiểu.
Khi uống thuốc nên uống nhiều nước. Không nên uống thuốc với nước hoa quả nước có ga, sữa, cà phê, rượu, chè. Vì thuốc có thể tương tác với các loại nước này tạo ra độc tính hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Như các loại thuốc an thần khi uống cùng rượu có thể làm thay đổi tâm tính. Rượu còn làm tăng tác dụng gây viêm loét, chảy máu của thuốc chống viêm không steroid…
6. Không tự tiện phối hợp các thuốc với nhau
Khi teen bị ốm uống thuốc mãi không khỏi, bạn có muốn sử dụng thêm nhiều loại thuốc hỗ trợ. Nhưng cẩn thận nhé! Có khi lợi bất cập hại. Vì một số loại thuốc tương tác với nhau còn gây ra những chất độc có hại cho cơ thể. Nhất là kháng sinh không thể tự tiện phối hợp được.
7. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc gia đình
Teen nhớ giữ dược phẩm luôn ở nơi thoáng mát. Cần kiểm tra và dọn dẹp tủ thuốc ít nhất 1 năm 2 lần. Bỏ đi những loại thuốc đã hết hạn hoặc bị biến màu, biến chất, không rõ nhãn mác. Bổ sung thêm những loại thuốc thông dụng như Berberin, Paracetamol, bông băng, thuốc đỏ, cồn…
Thuốc nếu sử dụng không đúng cách có thể làm mất đi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, không những thế còn mang lại những hậu quả khôn lường.