Chăm sóc từ bên ngoài:
- Hàng ngày thường xuyên kì cọ thật sạch tai bằng nước và khăn mềm, sau đó dùng bông ngoáy tai ngoáy nhẹ sẽ giúp cho tai thật sạch sẽ và khô ráo
- Massage vành trước và sau tai bằng các ngón tay mỗi ngày khoảng 15 phút để thư giãn đôi tai
- Hoặc bạn có thể thực hiện việc vệ sinh cho tai đơn giản bằng cách sau:
Dùng một chiếc xilanh bơm đầy nước có nhiệt độ bằng thân nhiệt. Không dùng nước lạnh hoặc nóng. Bạn có thể làm việc này khi tắm hoặc gội đầu.
Hướng đầu xilanh lên trên và nhẹ nhàng bơm đến khi nước bắt đầu ra ngoài. Khi vẫn còn khoảng trống, bạn hãy hút thêm một chút nước nữa sao cho xilanh đầy chặt nước để không khí không thể lọt vào khi bạn rửa tai.
Nghiêng đầu, nhẹ nhàng bơm nước vào ống tai rồi để nó tự chảy ra ngoài. Những ráy tai cộm lên sẽ trôi theo nước. Lặp lại tương tự với tai bên kia.
Nhẹ nhàng lau khô tai. Nhỏ một giọt thuốc nhỏ mắt cùng với cồn vào mỗi bên ống tai. Nó sẽ làm khô tai bằng cách thấm hút chất ẩm.
Dùng ôxy già để làm mềm những ráy tai quá khô và bám chặt. Nhỏ vào mỗi bên tai một giọt, để khoảng 5 phút cho chúng sủi bọt trong tai sau đó làm sạch với tăm bông và nước ấm.
Những lưu ý một khi thực hiện vệ sinh tai
- Nếu ráy tai không bong ra dễ dàng, hãy thử sử dụng vài giọt dầu dùng cho trẻ em (nhiệt độ bằng với thân nhiệt) hai lần mỗi ngày trong vài hôm trước khi làm sạch tai với nước.
- Không nên rửa khi tai bị đau, có dấu hiệu mưng mủ, chảy máu, viêm tai hay những vấn đề khác.
- Đừng bao giờ soi tai để lấy ráy tai. Đây là một việc nguy hiểm mà không có tác dụng gì.
- Đối với những vấn đề diễn ra liên tục về tai, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Chăm sóc đôi tai từ bên trong:
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng có hại đến sức khỏe nói chung và đôi tai nói riêng, tiếng ồn làm tăng hoạt động chuyển tiếp của adrenocortical làm biến đổi hoạt động các tuyến nội tiết, gây mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm… Chỉ sau vài giờ tiếp xúc với tiếng ồn cao, thì nhịp tim sẽ nhanh, huyết áp tăng lên, tăng tốc độ máu lắng, tăng trương lực cơ gây mệt mỏi. Do đó để bảo vệ đôi tai, cần phải chú ý đến việc phòng chống tiếng ồn....
Không tiếp xúc với tiếng ồn cao khi không thật bắt buộc, và cố gắng hạn chế tối đa thời gian phải tiếp xúc.
Không chơi, không mở băng đĩa nhạc… với tiếng quá to, quá kích động.
Tự tạo yên tĩnh nơi sinh hoạt trong gia đình, nhất là sau giờ lao động mệt mỏi, giờ ngủ, để phục hồi sức nghe của đôi tai và sức khỏe.
Nghe headphone với volume trong giới hạn. Bật mí thêm nếu người bên cạnh cũng có thể nghe thấy tiếng nhạc qua đôi headphone trên tai bạn đồng nghĩa với mức volume quá giới hạn rồi đấy!
Nếu ồn không chịu được thì cứ bạn cứ tuỳ nghi mà dùng hai tay bịt tai lại! Đeo dụng cụ bảo vệ tai như cái nút tai khi phải vào trong vùng quá ồn ào, một ít bông gòn đút tai cũng có thể giảm bớt nguy hiểm cho đôi tai của bạn khi nhà hàng xóm đang sửa chữa.
Ngoài ra ăn uống điều độ, chăm chỉ thể dục không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn khuyến mãi cho bạn đôi tai nhạy bén.
Nếu tiền sử gia đình có người bị khuyết tật về tai, bạn nên đi khám định kì để phát hiện và điều trị sớm những dấu hiệu “nghễnh ngãng”.